Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đa mục tiêu giá trị công trình thủy lợi
Đăng lúc: 15:49:03 02/11/2023 (GMT+7)
(Báo quân đội nhân dân) Sáng 2-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) tổ chức Hội nghị Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đa mục tiêu, phát huy tối đa tiềm năng, giá trị công trình thủy lợi.
Theo báo cáo của Cục Thủy lợi, cả nước hiện có: 6.750 đập; 19.416 trạm bơm; 27.754 cống; 16.057 đập tạm; 291.000km kênh mương các loại. Công trình thủy lợi đã đảm bảo cấp nước cho khoảng 4,28 triệu ha/6,25 triệu ha đất nông nghiệp cần tưới (chiếm 68,48%). Trong đó, hằng năm tưới cho lúa khoảng 7,26 triệu ha/7,68 triệu ha gieo trồng (đạt 95%); diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đạt gần 0,53 triệu ha/3,4 triệu ha; cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 686.600 ha và khoảng 6,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp; bảo đảm phòng, chống lũ, chống ngập cho các đô thị, khu dân cư, bảo vệ sản xuất.
Hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tiêu thoát nước cho khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, đô thị, kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng công suất 2.100 MW.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, kết quả đạt được rất hạn chế, quy định chưa phù hợp, thủ tục rườm rà. Một số địa phương (Lai Châu, Vĩnh Phúc, , Gia Lai, Bình Dương, ... ) xây dựng phương án giá từ năm 2019 nhưng đến nay chưa được ban hành, thủ tục hành chính phức tạp, văn bản qua lại giữa các cơ quan, đơn vị rất nhiều lần.
Hiện nay, tình hình tài chính của các đơn vị khai thác thủy lợi rất khó khăn. Nguồn thu chủ yếu từ cấp hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, với mức hỗ trợ được quy định từ năm 2012 đến nay không thay đổi. Việc này đã dẫn tới đời sống người lao động khó khăn. Doanh nghiệp rất khó khăn trong việc trích quỹ khen thưởng, phúc lợi do không được sử dụng từ nguồn ngân sách trung ương cấp hỗ trợ, trong khi ngân sách địa phương không bố trí. Vì vậy, nhiều đơn vị không có quỹ khen thưởng phúc lợi (Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Yên...).
Người lao động của một số đơn vị có mức lương dưới 4 triệu đồng (Nghĩa Văn – Yên Bái, Hòa Bình, Nam sông Thương - Bắc Giang, các công ty của Nam Định)..., cá biệt công ty Sông Đáy, Sông Nhuệ - Hà Nội, công ty Nam Nghệ An, Phủ Quỳ - Nghệ An còn có mức lương dưới 3 triệu đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu bất cập: Hiện mỗi năm Nhà nước cấp bù thủy lợi phí khoảng 6.500 tỷ đồng do chúng ta chưa thu phí người sử dụng nước (miễn thủy lợi phí). Hiện nay, lương công nhân thủy lợi chỉ khoảng 3-5 triệu đồng/tháng khiến nhiều người bỏ việc, khó tuyển dụng. Những bất cập này đòi hỏi, chúng ta phải sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đa mục tiêu, phát huy tối đa tiềm năng, giá trị công trình thủy lợi.
Các tin khác
- Thanh Hoá: Toàn cảnh công trình đầu mối sông Lèn
- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy đa mục tiêu giá trị công trình thủy lợi
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh: Hầu hết doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang gặp khó khăn
- Tin dự báo mưa ở khu vực đồng bằng bắc bộ khu vực các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình và Nam Bình
- Bắc Bộ và Thanh Hóa sắp có mưa lớn diện rộng
- Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 60-120mm
- Bão Doksuri có thể mạnh lên thành siêu bão, miền Bắc sẽ mưa lớn sau nắng nóng
- Bão số 1 có thể là cơn bão mạnh nhất ảnh hưởng đến miền Bắc trong vài năm gần đây
- Ứng phó với tình hình xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp
- Báo cáo công tác chuẩn bị đầu tư dự án Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng Bắc Thanh Hóa
Truy cập
Hôm nay:
376
Hôm qua:
495
Tuần này:
2430
Tháng này:
13755
Tất cả:
160040
Liên kết website